5 lời khuyên “cứu cánh” cho những ai bế tắc trong việc dạy con

Dạy con là cả một quá trình đòi sự kiên trì, khéo léo từ bố mẹ, việc dạy con trở nên khó khăn và bế tắc hơn với những đứa trẻ không vâng lời người lớn.

Để con ngoan, nghe lời luôn là mong muốn của bất kỳ cha mẹ nào

Để con ngoan, nghe lời luôn là mong muốn của bất kỳ cha mẹ nào

Trong trường hợp con không chịu nghe lời tỏ ra bướng bình và khó bảo, cha mẹ cần bình tĩnh, nhìn nhận toàn diện và khách quan cách giáo dục trẻ con từ trước tới nay đã phù hợp hay chưa. Nếu nhận thấy có những sai lầm thì cần tìm cách sửa chữa ngay lập tức và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn để con có thể phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Nhất quán trong cách xử lý con

Một thực tế dễ nhận thấy, hiện nay trong nhiều gia đình thường xảy ra những xung đột, mâu thuẫn về cách dạy trẻ, mẫu thuẫn này đa phần bắt nguồn từ nhận thức và cách nuôi dạy con giữa các thế hệ. Vì thế, người thân trong gia đình cần thống nhất lại cách dạy con sao cho hợp lý, tránh tình trạng một người dạy một người bênh. Đôi khi, việc con trở nên hư và không nghe lời không hoàn toàn là do tính cách của con mà có thể bắt nguồn từ việc mỗi người dạy con theo một cách khác nhau gây nên sự xáo trộn tâm lý ở trẻ.

Luôn luôn lắng nghe con

Để nuôi dạy con ngoan, con nghe lời là điều khá khó khăn, đòi hỏi sự tinh tế từ các bậc cha mẹ, cũng như cha mẹ phải hiểu tâm lý của trẻ theo từng giai đoạn. Trong trường hợp con không nghe lời việc cha mẹ quát mắng, dùng roi vọt chỉ làm cho con thêm bướng bỉnh, cục cằn chứ không hề làm con ngoan hơn.

Thay vào đó, người thân cần dành thời gian tâm sự, nói chuyện với con qua đó hiểu về tâm tư nguyện vọng của trẻ. Trẻ con cũng như người lớn, chúng đều có những sở thích và mong muốn riêng vì thế cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân mình nên con và bắt con phải làm theo. Vô tình hành động đó của cha mẹ đã kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Hơn ai hết cha mẹ cần làm bạn cùng con

Hơn ai hết cha mẹ cần làm bạn cùng con

Không được chê bai con

Việc cha mẹ chê bai con khi con có lỡ làm dở hay hỏng chỉ khiến hơn tự ti hơn với thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn con đang lớn, con cần được khám phá nhiều hơn, vì thế hãy luôn khuyến khích, khích lệ tinh thần để con trở nên tự tin hơn, dù việc làm của con chưa thực sự tốt và hoàn hảo.

Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa

Hãy dắt con tránh xa những chiếc điện thoại, đồ chơi công nghệ để đưa con đến những lớp học có tính thực tiễn cao. Việc này giúp cha mẹ hiểu hơn về sở thích, đam mê của con từ đó có cách định hướng tính cách cho con ngay từ sớm. Tuyệt đối, cha mẹ không nên ép con tham gia và học những thứ con không thích, trong trường hợp này cha mẹ cần từ từ chỉ bảo và kích thích con để dần dần con có hứng thú hơn.

Thay vì bó buộc trẻ trong khuôn phép, nên đưa trẻ tham gia các hoạt động xã hội, lựa chọn những khóa học ngắn hạn để trẻ có thể thoải mái phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và nhân cách đạo đức.

Luôn khích lệ và động viên con

Luôn khích lệ và động viên con 

Nhờ sự can thiệp bên ngoài

Nếu đã thử nhiều cách mà con vẫn trở nên bướng bỉnh khó bảo thì lúc này cần tham khảo đến phương án nhờ trợ giúp từ bên ngoài, điển hình nhất là cô giáo. Đa phần trẻ nhỏ đi học đều rất sợ cô giáo, hiểu được yếu điểm của con mẹ cần bàn bạc với giáo viên về những cách xử lý trong trường hợp này sao cho hiệu quả. Để từ đó dần dần cho con vào khuôn khổ.

Nuôi con khỏe dạy con ngoan luôn là mong ước chính đáng của hầu hết những người làm cha mẹ. Nhưng để dạy được những đứa trẻ ‘cứng đầu’ cha mẹ không nên dùng bạo lực mà cần kết hợp, kiên trì thực hiện nhiều biện pháp để dạy bảo có như thế  trẻ mới phát triển được hoàn thiện và mặt tâm hồn cũng như tính cách của bản thân.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội